Bọc răng sứ từ lâu đã được biết đến là kĩ thuật thực hiện phục hình răng chuyên sâu, với chi phí khá cao do phụ thuộc vào chất liệu bọc. Do đó, khi đã quyết định bọc răng sứ, người bệnh cần có chế độ ăn uống và chăm sóc kĩ lưỡng để giúp răng khỏe mạnh, duy trì lâu dài trên cung hàm. Bài viết bọc răng sứ có hại không dưới đây, nha khoa cung cấp thông tin đầy đủ cho bạn về những lưu ý sau khi tiến hành bọc răng sứ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là lưu ý sau khi bọc răng sứ

Khi đã bọc răng sứ, dù chỉ bọc 1 hay nhiều chiếc bạn vẫn nên giữ thói quen đi khám nha sĩ định kỳ 3 -6 tháng/ năm để được kiểm tra về độ tương thích, độ khít của viền nướu, độ hồng hào của lợi để đánh giá về tình trạng và tuổi thọ của răng bọc sứ. Tham khảo bọc răng sứ có tác hại gì không từ trung tâm nha khoa.


Lưu ý thêm là sau khi bọc răng sứ, nếu gặp các triệu chứng nào như đau nhức răng, ê buốt, khó khăn trong ăn nhai thì bạn cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra lại và có cách khắc phục sớm các tình trạng gặp phải.

Trong trường hợp răng nứt, vỡ do ăn nhai, tai nạn… cần tháo phần răng sứ ra, tiến hành phục hình lại từ đầu. Bởi chúng sẽ không thể phục hồi bằng phương pháp hàn trám răng thông thường.

Sau khi bọc răng sứ cần kiêng ăn gì?

Có thể bạn không biết, răng sứ có khả năng chịu lực ăn nhai tác động lớn hơn cả răng thật, tuy nhiên những trường hợp gãy vỡ, sứt mẻ răng sứ vẫn thường xuyên xảy ra làm giảm tuổi thọ của răng. Để tránh những trường hợp đó xảy ra, chúng ta nên tránh dùng thực phẩm quá cứng, tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng như các thực phẩm, đồ uống có màu đậm như: Cà phê, nước chè, chocolate, nước ngọt có gas… bởi những thực phẩm này rất dễ gây ố vàng, hỏng men răng, xỉn màu răng cho cả răng sứ và răng thật.

Thậm chí, nếu bạn hút thuốc lá, thuốc lào… chúng tôi cũng khuyên bạn nên bỏ chúng, bởi răng sứ rất dễ bị ố màu, mất đi màu trắng sáng tự nhiên. Đồng thời bạn cũng nên lưu ý đến chế độ chăm sóc răng miệng như:

– Đánh răng hàng ngày bằng bàn chải lông mềm 2 lần/ ngày/ sáng – tối. Chải với lực vừa phải, theo chiều từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.

– Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối loãng sau khi đánh răng.

– Học cách sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn còn đọng lại trên kẽ răng.

– Bỏ hẳn việc dùng tăm xỉa răng, vì về lâu dài chúng sẽ gây thưa răng, tổn thương cho chân răng và nướu.
 
Top