Những yếu tố gây nên triệu chứng hôi miệng đã có ai biết đến hay chưa? Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan ở bài viết dưới đây. Vậy, kỹ thuật cạo vôi răng hết bao nhiêu tiền đã ai biết chưa?

3 yếu tố gây ra tình trạng hôi miệng vì răng giả

Hôi miệng vì răng giả được coi là một nguyên nhân, tuy nhiên trong nó lại chứa rất nhiều nguyên nhân nhỏ khác:

♦ Do hở kẽ răng sứ với nướu

Trong quá trình lắp răng, kĩ thuật không chuẩn xác khiến cho răng sứ không sát vào nướu chân răng và tạo ra một khoảng trống ở phần này. Ngoài ra, việc mài răng sai tỉ lệ cũng gây kênh răng và hở kẽ làm cho thức ăn giắt vào và lâu ngày gây ra hôi miệng.
3 yếu tố gây ra tình trạng hôi miệng vì răng giả
Do kẽ hở răng sứ với nướu
♦ Do răng sứ kém chất lượng
Răng sứ không đạt tiêu chuẩn về độ bền chắc sẽ rất dễ nứt vỡ khi có sự tác động bên ngoài. Những vết nứt trên răng cũng là nơi để thức ăn lưu lại lâu hơn trong khoang miệng và tạo mùi hôi.
♦ Do không có chân răng bên dưới
Trường hợp này thường xảy ra với những người làm cầu răng sứ. Cầu răng thường có 2 răng trụ ở đầu chụp lên 2 răng thật (có chân răng) và phần răng sứ ở giữa (từ 1 – 2 răng) không có chân răng dưới cũng rất dễ khiến cho thức ăn rơi vào.
Trường hợp này đặc biệt nguy hiểm hơn vì không chỉ gây ra hôi miệng thông thường, mảng bám thức ăn thừa trong chân răng rỗng còn có thể khiến vi khuẩn phát triển và đẩy nhanh quá trình tiêu xương răng.

Biện pháp điều trị hôi miệng vì răng giả hiệu quả nhất

Hôi miệng vì trồng răng sứ thẩm mỹ cần được điều trị kịp thời vì nó không chỉ ảnh hưởng đến việc giao tiếp thông thường, tình trạng này kéo dài có thể gây nhiễm trùng nướu răng hoặc sâu phần cùi răng bên trong rất nguy hiểm.
Dựa trên 3 nguyên nhân hôi miệng vì răng giả, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
➤ Răng sứ bị hở kẽ
Trong trường hợp răng bị hở kẽ, kênh cộm, bạn nên đến nha khoa để được các bác sĩ điều chỉnh lại. Răng sẽ được lắp lại sát với phần nướu hoặc cũng có thể điều chỉnh lại tỉ lệ mài răng phù hợp hơn với mão sứ bên ngoài.
➤ Răng sứ bị nứt
Trong trường hợp răng sứ bị nứt, cách duy nhất bạn có thể thực hiện là thay thế răng mới hoàn toàn. Răng sứ bị vỡ không thể hàn trám hay khôi phục lại bằng bất cứ cách nào. Việc này sẽ khá tốn kém nên bạn cần đảm bảo lựa chọn răng sứ tốt ngay từ đầu.
➤ Do khoang rỗng dưới cầu răng sứ
Trong trường hợp hôi miệng do thức ăn nhét xuống chân răng rỗng dưới cầu răng, bạn cần đến bác sĩ để làm sạch những mảng bám đó. Bác sĩ có thể sẽ phải tháo cầu răng và thực hiện các biện pháp vệ sinh chuyên môn.
Sau khi làm sạch chân răng rỗng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách làm sạch răng bằng chỉ nha khoa để tránh thức ăn mắc kẹt lại.
➤ Do cao răng 
Trong một số trường hợp, hôi miệng không xuất phát từ răng giả mà có thể xuất phát từ cao răng, phần cao răng này tồn tại trên thân răng và dưới nướu sẽ làm cho khoang miệng luôn có mùi khó chịu.
Việc bạn cần làm là đến nha khoa để lấy cao răng. Việc này khá đơn giản, không mất quá nhiều thời gian và có thể loại bỏ mùi hôi miệng ngay lập tức. Ngoài ra, lấy cao răng cũng giúp hạn chế tối đa các bệnh lý răng miệng liên quan.
Bác sĩ nha khoa khuyên bạn, đối với cả răng sứ lẫn răng thật, bạn đều nên thực hiện lấy cao răng 3 – 6 tháng/lần để bảo vệ tốt nhất sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa mùi hôi miệng.
TG: Trang
 
Top