Lở miệng làm ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mách cho bạn một số cách điều trị hiệu quả. Thực hiện niềng răng hô hết bao nhiêu tiền thưa bác sĩ?
Lở miệng có sao không?  
Khi trong miệng, môi, nướu lợi xuất hiện những nốt nhỏ màu trắng, viêm loét gây đau nhức thường khiến nhiều người lo lắng không biết những nốt trắng lở miệng có sao không, có ảnh hưởng gì không. Tuy nhiên, lở miệng là một bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau 1-2 tuần.
Top 4 cách điều trị lở miệng
Tình trạng lở miệng
Lở miệng hay còn gọi là nhiệt miệng không gây nguy hiểm gì tới sức khoẻ, nhưng khi xuất hiện những nốt viêm loét trong miệng lại gây ra đau nhức, khó chịu, bất tiện khi ăn uống, nói chuyện và vệ sinh răng miệng. Lở miệng có thể tự lành và khỏi, không để lại biến chứng nên bạn không cần phải quá lo lắng lở miệng có sao không.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lở miệng có thể do ăn uống thiếu vitamnin, ăn nhiều đồ cay nóng, khó tiêu khiến cơ thể bị nóng, sinh lở loét miệng. Bệnh lở miệng lành tính nhưng nếu bệnh nặng có thể sẽ gây viêm nhiễm lây lan sang các vùng mắt, mũi, tay chân khác, hoặc lây từ người này sang người khác.
Một số trường hợp lở miệng có thể bị nhẫm lẫn với một số bệnh khác như thuỷ đậu, bệnh mụn rộp môi, chân tay miệng, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, Herpes Simplex. Khi đó, miệng sẽ xuất hiện các nốt nhỏ viêm loét và kèm theo các triệu trứng khác như tái phát kéo dài, đau nhức, ngứa, sốt…
Chính vì vậy, khi phát hiện có dấu hiệu lở miệng, bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị lở miệng sớm để bệnh nhanh chóng chấm dứt. Hoặc nếu bệnh không thuyên giảm, có dấu hiệu tái phát kéo dài, kèm theo một số triệu trứng khác thường, bạn nên tới cơ sở nha khoa để thăm khám và điệu trị cụ thể.
Top 4 cách điều trị lở miệng
Khi bị lở miệng, bạn không nên quá lo lắng lở miệng có sao không. Bạn có thể áp dụng một số cách sau để giúp vết lở miệng nhanh chóng hết viêm nhiễm và lành bệnh.
– Ngậm và súc miệng nước muối: Muối có tác dụng sát khuẩn và giảm đau nên khi ngậm và súc miệng nước muối nhiều lần sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn ở vết viêm loét và làm bạn thấy dễ chịu hơn.
– Ngậm chất chát trong miệng như lá chè xanh, lá rau ngót, lá trầu không: Bạn có thể sử dụng một trong các loại lá này, đem rửa sạch, vò nát, giã lây nước cốt. Sau đó hoà với một ít nước để ngậm trong miệng hoặc có thể bôi trực tiếp nước cốt vào vị trí lở loét. Thực hiện 2-3 lần/ngày để giúp nhanh chóng hết lở miệng.
Top 4 cách điều trị lở miệng
Ăn nhiều trái cây
– Ăn nhiều rau củ quả, nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C. Tránh ăn đồ cay nóng, đồ nếp vì những thực phẩm này sẽ khiến vết lở miệng viêm nhiễm thêm và lâu lành.
– Trường hợp lở miệng nặng, đau nhức nhiều, khi đó, bạn nên tới thăm khám tại cơ sở nha khoa. Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ tìm nguyên nhân gây lở miệng và kê đơn thuốc để bạn có thể bôi, tra thuốc tại nhà hoặc áp dụng biện pháp chuyên qua để điều trị.
TG: Trang
 
Top