Nếu quan sát kĩ bán sẽ thấy ở trẻ em răng sữa thường bị đen sau một thời gian mọc. Nhiều người dù đã vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ nhưng hiện tượng này vẫn xuất hiện. Vậy nguyên nhân vì đâu?
Vì sao răng trẻ bị đen?
Đen răng bất thường ở một số răng hàm trên hoặc hàm dưới, mặt trong và mặt ngoài thậm chí cả hàm là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân của tình trạng này là:
Thiếu vitamin và khoáng chất
Là nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng đen răng. Người mẹ lúc mang thai không khỏe mạnh, hoặc không bổ sung lượng canxi cần thiết, bé không được tắm nắng đầy đủ khi sinh ra, chăm sóc trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi… làm thiếu canxi, còi xương… mà biểu hiện thường thấy là răng trở nên sẫm màu và bị đen. Việc thiếu khoáng chất này rất dễ dẫn đến răng mọc thưa thớt. Nếu phụ huynh muốn khắc phục điều này cần đưa bé đi thực hiện niềng răng và nhờ bác sĩ tư vấn niềng răng có đau không cũng như có nguy hiểm với độ tuổi của bé hay không để thực hiện.

Răng sữa của trẻ rất dễ bị đen nếu không biết cách chăm sóc
Sử dụng thuốc kháng sinh
Những loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Flour… có thể dẫn đến vàng răng nếu sử dụng thường xuyên. Ngay cả nước súc miệng có chứa chlorhexidine và clorua cetylpyridinium cũng khiến cho răng nhiễm màu nâu xám rất khó coi.
Ăn đồ ngọt quá nhiều
Dùng các loại nước ngọt có ga quá lượng cho phép sẽ dẫn đến răng nhiễm màu, ngả đen. Hơn nữa, vi khuẩn và mảng bám tích tụ cũng làm sâu răng sữa, phá hủy men răng, ngà răng, không còn lớp men răng trắng tự nhiên mà nứt gãy, vàng đục hoặc thậm chí là đen.
Một số bệnh bẩm sinh
Một số bệnh bẩm sinh như bệnh tim, vàng da, nguyên hồng cầu huyết trẻ sơ sinh… đều làm cho răng của bé không được phát triển cứng chắc như bình thường, rất yếu, dễ nứt gãy, lung lay, ngả màu… dù là răng sữa.
Biện pháp điều trị răng đen hiệu quả
Để khắc phục tình trạng răng trẻ bị đen, khi mang thai, người mẹ nên chú ý cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ để con bạn ra đời khỏe mạnh và hệ xương, răng cứng chắc. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng cần được chú ý đúng mức, cung cấp đủ thực phẩm giàu canxi cần thiết, tránh cho bé sử đụng kẹo bánh hoặc đồ ngọt, thức uống có ga để ngăn ngừa khả năng gây sâu răng, gây nhiễm màu răng cho trẻ.

Tập thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm
Cần cho bé chải răng nhẹ nhàng sau khi uống sữa buổi tối để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám bằng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em và bàn chải đầu mềm chuyên dụng.
Bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ từ lúc chào đời bằng gạc miệng và nước ấm… Khi bé ở tuổi đánh răng, cần cho bé chải răng nhẹ nhàng sau khi uống sữa buổi tối để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám bằng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em và bàn chải đầu mềm chuyên dụng.
Khám răng định kỳ cho bé ít nhất 6 tháng một lần là điều mà nhiều tổ chức y tế đã khuyến cáo để chuẩn bị tốt cho tương lai của trẻ.
=> Tham khảo: Cấy ghép răng Implant ở đâu tốt?
Tuy đen răng trẻ em chỉ xuất hiện ở độ tuổi mọc răng sữa, các răng này đều sẽ được thay thế khi răng vĩnh viễn mọc, nhưng hiện tượng đen răng trẻ em cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bé, chức năng ăn nhai và cả hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn nên đưa bé đến nha sĩ để được khắc phục tình trạng này bằng các biện pháp trám răng, nhổ răng hay sử dụng thuốc nếu cần thiết.
Quan trọng hơn, khám răng định kỳ cho bé ít nhất 6 tháng một lần sẽ giúp phòng tránh được nhiều bệnh lý răng miệng nguy hại. Các bậc phụ huynh cần chú ý hơn đến chế độ vệ sinh và ăn uống mỗi ngày của các con để trẻ có hàm răng chắc khỏe nhé!